Cẩm nang lựa chọn VPS cho nhu cầu làm web

Hiện nay, rất nhiều người có nhu cầu làm web được tư vấn lựa chọn thuê hosting hoặc VPS để lưu trữ Web. Đối với hosting thì có lẽ nhiều người cũng rất quen thuộc, nhưng với VPS thì nhiều người vẫn còn bỡ ngỡ không biết nó như thế nào. Trong bài này mình sẽ giúp bạn hiểu rõ VPS là gì và cẩm nang lựa chọn VPS cho nhu cầu làm web.

VPS là gì?
VPS là chữ viết tắt của từ Virtual Private Server – Máy chủ ảo riêng tư. Về cơ hình thức thì nó cũng giống như một máy chủ thông thường, có CPU, có Ram, có ổ cứng. Tuy nhiên tất cả thông số này đều là ảo, vì thực chất VPS được tạo ra từ một server vật lý. Hiểu ngược lại thì một máy chủ vật lý có thể tạo ra nhiều máy chủ ảo VPS và chia sẻ tài nguyên cho các VPS.

Chẳng hạn như mình có một máy chủ với cấu hình CPU 6 cores, Ram 12Gb, SSD 128Gb, mình có thể tạo ra 3 VPS khác nhau với thông số mỗi VPS là CPU 2 core, 4Gb ram, SSD 40Gb. Các VPS được tạo ra từ máy chủ vật lý có thể hoạt động hoàn toàn độc lập với nhau như những máy chủ riêng biệt.Â

Và vì nó là một máy chủ riêng biệt, nên VPS có thể sử dụng vào nhiều việc khác nhau như một máy tính thông thường. Đồng thời, trên VPS ta có thể cài hệ điều hành, phần mềm cơ sở dữ liệu, phần mềm quản trị hosting,… để tạo ra hosting chạy dịch vụ web.

Với những website lớn có lượng truy cập nhiều thì nên chọn thuê VPS để chứa Web, vừa đảm bảo tốc độ, vừa không bị ảnh hưởng bởi các website khác khi dùng shared hosting.

Cẩm nang lựa chọn VPS
Khi thuê VPS bạn sẽ phải đắn đo lựa chọn giữa các nhà cung cấp, so sánh giá cả cũng như thông số. Tuỳ vào tình hình ngân sách mà chọn thông số phù hợp, và phải đảm bảo đủ cho nhu cầu web. Sau đây là các thông số cần quan tâm:

1. CPU Core: Là số lõi của CPU, cho phép CPU xử lý bao nhiêu tiến trình cùng 1 lúc. Thường thì số Core càng nhiều thì khả năng xử lý của CPU càng nhanh hơn. Các VPS trung bình thường sử dụng CPU 4 core. Tuy nhiên với những website có lượng truy cập khoảng 1000 / ngày thì CPU 1 core là đủ sức xử lý.

2. RAM: Ram là nơi lưu trữ tạm thời dữ liệu của các tiến trình đang chạy. Dung lượng ram càng nhiều thì Website càng tải được nhiều truy cập hơn, hạn chế VPS bị đơ, treo. Thông thường một website được thiết kế tốt thì với 1Gb ram có thể tải được 5000 lượt truy cập / ngày và 300 người online cùng lúc.

3. Bộ nhớ lưu trữ: Hiện nay đa số VPS đều dùng công nghệ ổ cứng SSD thay cho HDD như trước kia. Về dung lượng thì thường tối thiểu sẽ là 10Gb cho VPS gói thấp nhất. 10 Gb là đủ cho một website bán hàng thông thường rồi bạn cũng không cần quá lo lắng về dung lượng.

4. Bandwidth / Băng thông: là lượng dữ liệu được truyền đi. Ví dụ trên website bạn có toàn bộ dữ liệu hình ảnh, nội dung, mã nguồn,.. với dung lượng là 100Mb, thì khi một người mở website ra thì tức là bạn đã sử dụng 100Mb băng thông. Lượng băng thông càng cao thì số lượng truy cập vào website càng được nhiều. Tuy nhiên đa số hiện nay các VPS không giới hạn băng thông sử dụng.

5. Hệ điều hành: Có 2 hệ điều hành chính là Windows và Linux. Tuỳ vào mã nguồn website bạn sử dụng là gì để chọn hệ điều hành. Với WordPress hay mã nguồn PHP thì chọn Linux, với ASP.NET hay JS thì chọn Windows.

6. Phần mềm quản trị Web: là công cụ Web control Panel dùng để tạo ra hosting, quản lý hosting và các thao tác liên quan để có thể chạy được website. Một số Web control panel được dùng miễn phí, một số mất phí và có thể bạn phải trả thêm phí để sử dụng. 2 Web control được sử dụng nhiều nhất hiện nay là CPanel và Direct Admin. CPanel thì nhiều chức năng hơn, chuyên nghiệp hơn. Direct Admin thì có giá rẻ hơn CPanel. Cả hai đều dùng rất tốt. Một số nhà cung cấp sẽ free Direct Admin khi mua VPS.

7. Quản lý VPS: một số đơn vị hỗ trợ cài đặt và xử lý mọi vấn đề liên quan đến VPS, có thể mất phí hoặc không. Tuy nhiên cũng có nhiều đơn vị bán VPS nhưng không hỗ trợ cài đặt, xử lý sự cố ngoại trừ reset VPS, reset password. Bạn nên lựa chọn cẩn thận để tránh rắc rối trong quá trình sử dụng VPS mà không tự quản lý được

0945248437
Daklak web